1. BÚN RIÊU CUA BẾN TRE
Bún riêu của quán dì mình đã trở thành món ăn có tiếng tại Thành phố Bến Tre nói riêng, và với các thực khách ở các tỉnh Miền Tây nói chung, tại đây cũng đã trở thành một địa điểm ăn uống quen thuộc khi có dịp ghé qua Bến Tre. Nước lèo ngọt nước luộc xương đùi, xương thịt, xương giò... Chả cua hấp thật ngon. Rau sống tươi roi rói. Thịt đùi, lỗ tai heo, bao tử, xương giò... ăn kèm được luộc mềm, thơm ngon. Ăn một tô bún riêu, bạn nhất định sẽ mong có cơ hội ghé qua thưởng thức lần nữa.
Địa chỉ: 185/F Khu Phố 2, Phường Phú Khương, Thành Phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
Thời gian bán: 3:00 PM - 7:00 PM mỗi ngày trong tuần.
2. BẠN ĐÃ ĂN CHÁO LÒNG BẾN TRE CHƯA?Thời gian bán: 3:00 PM - 7:00 PM mỗi ngày trong tuần.
Tô cháo lòng làm nức lòng người xa quê |
Nếu bạn có dịp đến Bến Tre quê hương mình thì bạn hãy dừng chân chốc lát để thưởng thức món cháo lòng nức mũi này. Tô cháo thơm thoang thoảng mùi gạo đã rang, cùng với nước ngọt thịt, cay cay nồng vị ớt băm.
Ở trên Sài Gòn, đến bây giờ mình thật không thể tìm được tô cháo lòng ngon lành như ở quê mình. Có phải có thêm hương vị quê nhà mà tô cháo trở nên đặc biệt chăng? Mỗi lần về quê, mình luôn ăn một tô cháo lòng của cậu mình bán, tuy không phải gọi là xuất sắc nhưng mà hội đầy đủ các yếu tố tạo nên vị ngon của một tô cháo lòng. Các bạn có muốn nếm thử không?
Địa chỉ: 185/F Khu Phố 2, Phường Phú Khương, Thành Phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
Thời gian bán: 6:00 AM - 9:00 AM mỗi ngày trong tuần.
3. BÁNH CANH VỊT BỘT GẠO
Ai ở Bến Tre chắc sẽ không lạ gì với món bánh canh vịt (tô
bánh canh thơm lừng với từng miếng bánh làm từ hạt gạo tươi được chế
biến rất công phu và nước dùng sền sệt ngon đậm đà của thịt vịt). Để
nấu món này, ta cần phải chuẩn bị bột gạo làm bánh canh trước một ngày,
đầu tiên ngâm hạt gạo trong nước cho mềm và xay nhuyễn với nước, tiếp
đó thì bỏ gạo đã xay vào trong túi vải cột chặt miệng lại và bồng lấy
bột (để một tấm thớt gỗ to hoặc miếng đá to và thật nặng đè lên túi vải trong thời gian dài, để nước trong bột từ từ rỉ ra ngoài và chỉ còn bột trong túi vải thì sẽ lấy phần bột dẻo ấy nhồi làm bánh canh).
Phùz! Mặc dù là ngày xưa ông bà mình có trợ giúp của cối đá xay gạo thủ
công nhưng đây cũng là một quy trình đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực
(Lúc nhỏ, mẹ mình có làm bánh canh vịt cho mình ăn một lần nên mình nhớ mãi cách làm bột). Bây giờ, theo mình biết thì có nhiều máy xay gạo công nghiệp rồi nên việc làm bột bánh chắc là không vất vả như ngày xưa nữa.
Nước dùng sền sệt đặc trưng của món này cũng là từ
miếng bánh canh mà ra. Khi thưởng thức, bạn sẽ thấy thịt vịt rất mềm
thơm, cùng với từng cục huyết nếp chấm với nước mắm gừng ớt hơi cay
nồng, và thơm lừng hành phi rất ngon. Ăn mãi không thấy ngán!
Máy xay gạo thủ công ngày xưa (nguồn: internet) |
Mình thường mua một tô bánh canh đặc biệt gồm đùi, gan vịt và huyết nếp để ăn mỗi dịp về quê chơi. Mình thấy ăn một tô như vậy mà gần như thưởng thức được vị ngon của cả con vịt! Thịt đùi trơn mềm, gan vịt béo thơm và huyết nếp mềm dẻo cộng thêm từng miếng bánh canh chín dẻo, ôi rất tuyệt!^ - ^!
Nhìn to bún riêu la minh muôn an Liên
Trả lờiXóaMình tình cờ lạc vào nhà bạn và mình rất vui khi biết bạn ở Bến Tre, vì Bến Tre là quê Ngoại của mình ❤️
Trả lờiXóaCám ơn bạn. Cũng rất vui khi biết bạn quê ở Bến Tre! Mình là người Bến Tre chính gốc luôn! ^_^!
Xóa